Lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm, hiện lãi suất huy động đang đồng loạt giảm khá mạnh với mức khoảng 1 – 2%/năm so với giai đoạn cao điểm. Lãi suất tiết kiệm trực tuyến cũng cho thấy giảm về bằng mức niêm yết tại quầy, thay vì cao hơn như trước đó.
Không chỉ lãi suất huy động hạ nhiệt, lãi suất cho vay cũng đang phát đi những tín hiệu tích cực. Đáng chú ý, sự hạ nhiệt được ghi nhận ở đồng loạt các ngân hàng thương mại, không chỉ ở nhóm ngân hàng tư nhân mà cả ở cả nhóm ngân hàng quốc doanh.
Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn “rẻ”
Lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm, hiện lãi suất huy động đang đồng loạt giảm khá mạnh với mức khoảng 1-2%/năm so với giai đoạn cao điểm. Không chỉ lãi suất huy động hạ nhiệt, lãi suất cho vay cũng đang phát đi những tín hiệu tích cực.
Đáng chú ý, sự hạ nhiệt được ghi nhận ở đồng loạt các ngân hàng thương mại, không chỉ ở nhóm ngân hàng tư nhân mà cả ở cả nhóm ngân hàng quốc doanh. Lãi suất tiết kiệm trực tuyến cũng cho thấy giảm về bằng mức niêm yết tại quầy, thay vì cao hơn như trước đó.
Giao dịch tại LienVietPostBank. |
Đồng loạt giảm lãi suất
Theo khảo sát của phóng viên, hiện lãi suất 10%/năm đã không còn xuất hiện trên các biểu niêm yết huy động của ngân hàng. Thay vào đó, sau nhiều đợt giảm từ đầu năm đến nay, mức lãi suất huy động được niêm yết phổ biến từ 8%/năm đến dưới 9,5%/năm, một số ít ngân hàng có mức lãi suất từ 9,5%/năm.
Với nhóm Big 4 (gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV), lãi suất huy động niêm yết cao nhất khoảng 9,45%/năm ở kỳ hạn trên 12 tháng. Với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, một số ngân hàng đã đưa mức lãi suất huy động về khoảng 8,8-9,2%/năm như LienVietPostBank, Techcombank, VPBank, Sacombank, MSB…
Tại LienVietPostBank, ngân hàng này vừa có sự điều chỉnh lãi suất ở kỳ hạn 12 tháng, giảm xuống 9,2%/năm. Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất giảm xuống 9,1%/năm. Techcombank cũng tiếp tục giảm mạnh lãi suất kể từ ngày 18/2. Ở kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng đối với khách hàng VIP 1, lãi suất cao nhất giảm từ 9,2% xuống còn 8,7%/năm (tương đương mức giảm 0,5%).
Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất giảm từ 9% xuống 8,7%/năm (tương đương mức giảm 0,3%). Từ ngày 14/2, Sacombank cũng giảm mạnh lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài. Cụ thể, ở kỳ hạn 24 tháng, lãi suất giảm từ 9,25% xuống 8,8%/năm. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi từ 8,9% xuống 8,6%/năm. Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi từ 8,5% xuống 8,2%/năm…
Việc các ngân hàng liên tục giảm lãi suất huy động thời gian qua được đánh giá là tiền đề quan trọng cho việc giảm lãi suất cho vay. Trong tuần qua, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, LienVietPostBank, Techcombank, Sacombank, SeABank,… đã công bố các chương trình giảm lãi suất, các gói tín dụng ưu đãi với mức lãi suất thấp hơn khoảng 1-3%/năm.
Việc các ngân hàng liên tục giảm lãi suất huy động thời gian qua được đánh giá là tiền đề quan trọng cho việc giảm lãi suất cho vay.
Theo đó, LienVietPostBank triển khai gói ưu đãi lớn nhằm tối ưu chi phí, hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu phục hồi và tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Techcombank cũng “tung” gói tín dụng 30.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất 2% để đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, Agribank cũng thông báo giảm lãi suất tối đa 3%/năm cho các dư nợ vay kinh doanh bất động sản đang gặp khó khăn. Thời gian điều chỉnh lãi suất tối đa đến 31/12/2023 và thời gian áp dụng lãi suất điều chỉnh kéo dài từ 31/1/2023 đến hết ngày 31/12/2024. VietinBank cũng công bố dành gói tín dụng 10.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi từ 7%/năm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ mới phát triển hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2023…
Chủ động gỡ khó trong tiếp cận vốn
Theo TS Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, động thái giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng trong thời gian gần đây là sự cố gắng, quyết tâm của tổ chức tín dụng, tiết giảm chi phí, chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp. Lãi suất cho vay giảm là điều không chỉ các doanh nghiệp mà các ngân hàng cũng rất mong muốn để hỗ trợ khách hàng. Song ông Hùng cũng cho hay: các ngân hàng thương mại rất muốn giảm thêm lãi suất tiết kiệm, từ đó có dư địa giảm lãi suất cho vay.
Nhưng giảm bao nhiêu phải tính toán kỹ trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa tiếp tục tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25%. Trong nước, áp lực lạm phát tăng khi giá xăng, giá điện và nhiều chi phí tiêu dùng khác vẫn tiếp tục đi lên.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành VietinBank cũng cho biết, lãi suất tùy thuộc quản trị rủi ro, chi phí hoạt động của mỗi ngân hàng. Đặc biệt, ngân hàng phải duy trì lãi suất huy động đủ hấp dẫn mới có thể thu hút được tiền gửi trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng. Bên cạnh đó, hiện nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên ngân hàng phải bảo đảm tỷ lệ NIM đủ để bù đắp rủi ro khi thị trường có biến động.
“Hơn hết, trong giai đoạn khó khăn, ngành ngân hàng đã chia sẻ rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngân hàng cũng là doanh nghiệp và phải có trách nhiệm với cổ đông, bảo đảm an toàn vốn. Do vậy, ngân hàng và doanh nghiệp phải ngồi bàn bạc với nhau đưa ra giải pháp hài hòa lợi ích”, ông Nguyễn Hoàng Dũng chia sẻ.
Liên quan đến lãi suất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng điều hành, điều tiết tiền tệ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực tiết kiệm chi phí hoạt động để giảm mặt bằng lãi suất.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã họp với 04 ngân hàng thương mại nhà nước, và các ngân hàng này đã thống nhất dành một gói tín dụng cho lĩnh vực nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay (cho cả người xây dựng và người mua nhà) thấp hơn từ 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.
“Ngân hàng Nhà nước sẽ giao các đơn vị tổ chức, theo dõi, triển khai chương trình này. Đồng thời, cũng sẽ thông báo cho các ngân hàng thương mại khác và nếu các ngân hàng khác tham gia gói này thì sẽ được nhiều hơn. Trong quá trình triển khai, nếu các ngân hàng này thiếu hụt về thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng tái cấp vốn cho các ngân hàng”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ.
Ngoài ra, ngày 21/2, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố ngay trong tháng 2/2023, triển khai hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn theo hình thức phù hợp để đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng với doanh nghiệp; nắm bắt các khó khăn, vướng mắc liên quan việc tiếp cận vốn vay ngân hàng để kịp thời xử lý, tháo gỡ. Đặc biệt, cần rà soát, nắm rõ thông tin về các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay ở ngân hàng nào (doanh nghiệp không đủ điều kiện hay ngân hàng không cho vay) và nguyên nhân không tiếp cận được.
Các nội dung này phải được thông tin công khai và làm rõ tại hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp của địa phương. Cùng với đó, các tổ chức tín dụng phải tăng cường minh bạch hóa thông tin tín dụng, công bố công khai trên trang tin điện tử các thông tin về quy trình, thủ tục hồ sơ, thời gian cung cấp dịch vụ, lãi suất, phí dịch vụ; tuyên truyền và hướng dẫn khách hàng vay để khách hàng hiểu và nắm được đầy đủ các thông tin liên quan đến khoản vay.