Sản phẩm Tinh bột nghệ Mạnh Hương là một trong các sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành các chuỗi hàng nông sản chủ lực, đặc sản, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Do đó, việc tỉnh đưa vào sử dụng phần mềm Truy xuất nguồn gốc nông sản Lào Cai là giải pháp cần thiết giúp minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm nông sản của địa phương.
Được đưa vào sử dụng từ tháng 9/2017, Hệ thống minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử nông sản Lào Cai được triển khai nhằm minh bạch thông tin sản phẩm, tăng cường công tác quản lý chất lượng nông sản và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm nông sản sạch an toàn, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã khẳng định uy tín, thương hiệu sản phẩm, nâng cao vị thế hàng nông sản.
Phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản đã hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất nông sản an toàn trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Danh mục các sản phẩm được gắn tem truy xuất nguồn gốc cũng ngày một tăng. Năm 2017, tỉnh Lào Cai thực hiện minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử đối với hơn 100 dòng sản phẩm nông nghiệp an toàn của 16 doanh nghiệp và hợp tác xã. Sau 3 năm triển khai, đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã có 72 doanh nghiệp/hợp tác xã, cơ sở sản xuất nông lâm sản và thủy sản với 267 dòng sản phẩm nông sản tham gia hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử. Các sản phẩm chủ yếu là mặt hàng nông sản sạch gắn với các thương hiệu nổi tiếng của địa phương như: Cá nước lạnh và nấm hương Sa Pa, thịt trâu sấy Bảo Yên, sản phẩm lợn đen Bắc Hà, gạo Séng Cù và tương ớt Mường Khương, miến đao Bát Xát, Chè Bản Liền, Mận tam hoa, Chè Shan hữu cơ, Trà túi lọc Linh chi – astiso, rượu Bản Phố,…
Việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bảo hộ nhãn hiệu các loại hàng hóa, dịch vụ có thế mạnh của Lào Cai đem lại niềm tin cho khách hàng về sản phẩm nông nghiệp an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm, đưa nông sản tiếp cận nhanh với thị trường. Với các sản phẩm nông sản được gắn tem truy xuất nguồn gốc cũng đã giúp các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh nhờ minh bạch thông tin tới người tiêu dùng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm an toàn của tỉnh Lào Cai. Nhiều hợp đồng cũng sẽ được ký kết thông qua việc tiếp nhận thông tin về sản phẩm từ hệ thống.
Nhằm quảng bá tiềm năng và thế mạnh nông lâm nghiệp, các sản phẩm đặc trưng tiềm năng của tỉnh để mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa, trong giai đoạn tới, Lào Cai tiếp tục triển khai giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT, hỗ trợ thương mại điện tử, kết nối cung cầu cho sản phẩm đặc trưng, tiềm năng của Lào Cai. Trọng tâm là hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; triển khai thực hiện chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm); tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ các sản phẩm nông sản; tích cực triển khai đưa các đặc sản địa phương lên sàn giao dịch thương mại điện tử và đặc biệt là vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử. Trong đó chú trọng sản phẩm đặc trưng, sản phẩm chương trình OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực của tỉnh, qua đó kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu dùng. Đồng thời xây dựng các mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các nhóm sản phẩm, hàng hóa ưu tiên theo yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực và theo yêu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm an toàn có ứng dụng hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
Việc triển khai hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, củng cố niềm tin của người tiêu dùng, nâng tầm giá trị sản phẩm nông sản trên thị trường.
Mục tiêu thực hiện Đề án 1. Giai đoạn 2021- 2025 – Phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh – Phấn đấu ít nhất 50% sản phẩm hàng hóa tiêu biểu, sản phẩm OCOP của – Xây dựng từ 10 mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản – Hỗ trợ từ 10 tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ – Đảm bảo tối thiểu 30% doanh nghiệp của tỉnh hoạt động trong lĩnh vực – Xây dựng 01 hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh và 2. Tầm nhìn đến năm 2030 – Phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh – Phấn đấu 100% các sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu, sản phẩm OCOP trên – Hoàn thiện việc xây dựng, áp dụng, quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu |