Phát huy vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên đi đầu trong chuyển đổi số
Nâng cao năng lực số cho thanh, thiếu niên tỉnh Lào Cai là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng số cho thanh, thiếu niên, các cấp bộ Đoàn tỉnh Lào Cai đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức nhiều sân chơi, hoạt động nhằm hỗ trợ thanh, thiếu niên nâng cao năng lực số, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Triển khai nhiều công cụ trực tuyến, ứng dụng công nghệ số để tạo ra các diễn đàn, chương trình trực tuyến; hình thành, quản lý những nhóm, kênh truyền thông trên mạng xã hội… để hạn chế thông tin giả, tin xấu, độc, cung cấp thông tin chính thống. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xử lý, sàng lọc thông tin trên không gian mạng; hướng dẫn thanh thiếu niên sử dụng các dữ liệu, thông tin phù hợp với chuẩn mực đạo đức để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí. Tỉnh đoàn Lào Cai đã triển khai nhiều hoạt động trên nền tảng số, tăng cường các cuộc thi trực tuyến, sử dụng công cụ số để tăng tính hiệu quả của các hoạt động. Đặc biệt, thời gian qua, khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, tổ chức Đoàn các cấp đã ứng dụng các công cụ số (ứng dụng họp trực tuyến, học tập trực tuyến, ứng dụng quản lý tác nghiệp, phần mềm thi trực tuyến, mạng xã hội…) để điều hành, quản lý, triển khai các hoạt động. Bằng cách tận dụng các công cụ số để kết nối, chia sẻ kiến thức. Bên cạnh đó, tổ chức nhiều hoạt động nâng cao năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề trong thực tiễn, hỗ trợ thanh niên ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, quảng bá du lịch; hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên…
Với nhiều hoạt động sáng tạo, tuổi trẻ Lào Cai đã và đang là lực lượng tiên phong trong chương trình chuyển đổi số tại địa phương, góp phần mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Phát huy vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên đi đầu trong chuyển đổi số
Tỉnh đoàn Lào Cai xác định: Phát huy vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên đi đầu trong chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của tỉnh, phấn đấu đưa tỉnh Lào Cai nằm trong tốp 15 tỉnh đứng đầu của cả nước về xã hội số.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, năng lực số và vai trò của tổ chức đoàn trong chuyển đổi số; Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên; Tổ chức các hoạt động phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu của các cấp bộ đoàn trong chuyển đổi số, tham gia thúc đẩy thực hiện xã hội số; Tham gia đầu tư, nâng cấp hạ tầng số, thiết bị số;…là các giải pháp trọng tâm được triển khai thực hiện nhằm nâng cao năng lực số cho đoàn viên thanh niên. Trong đó ưu tiên tổ chức các đội hình trí thức trẻ, sinh viên tình nguyện có chuyên môn hướng dẫn kỹ năng sử dụng máy tính, ứng dụng phần mềm, khai thác internet, mạng xã hội an toàn, hiệu quả cho người dân, thanh, thiếu niên vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng thanh niên bị ảnh 10 hưởng dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phối hợp với tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo lại về CNTT cho thanh niên là công nhân trong các doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp. Bồi dưỡng nhận thức, kiến thức, kỹ năng về thương mại điện tử, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại cho thanh niên thông qua các hoạt động như: tư vấn định hướng nghề nghiệp liên quan đến thương mại điện tử; đào tạo nhân lực thương mại điện tử; xây dựng công cụ học tập, thực hành thương mại điện tử… Phát triển các câu lạc bộ sáng tạo, các mô hình “không gian số”, “không gian sáng tạo”, “không gian công nghệ”… trong các nhà trường nhằm tạo điều kiện để thanh, thiếu niên có môi trường thuận lợi sáng tạo và chia sẻ kinh nghiệm sáng tạo trên nền tảng công nghệ. Tăng cường phối hợp triển khai các khóa học, các hoạt động trải nghiệm áp dụng mô hình giáo dục STEM, STEAM, STEAME trong thanh, thiếu niên. Tổ chức các sân chơi, mô hình mới có tính dẫn dắt xu hướng công nghệ dành cho thanh thiếu niên. Tổ chức Cuộc thi “Ý tưởng chuyển đổi số trong thanh, thiếu niên”
Lựa chọn cán bộ, đoàn viên, thanh niên tiêu biểu, có trình độ về công nghệ thông tin tham gia 100% Tổ công nghệ số cộng đồng các cấp; phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu của đoàn viên, thanh niên trong tham gia Tổ công nghệ số cộng đồng.
Triển khai các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ cài đặt và sử dụng các ứng dụng công nghệ phục vụ khai báo, theo dõi y tế như: PC-Covid, Sổ sức khỏe điện tử; hỗ trợ vận hành nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa. – Ứng dụng giải pháp công nghệ số hóa các danh lam, thắng cảnh để phát triển du lịch
Nâng cao năng lực số, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại của thanh niên là chủ các mô hình kinh tế nông nghiệp, doanh nghiệp ngành truyền thống, doanh nghiệp sản xuất; hỗ trợ tiếp cận thông tin về môi trường, quy hoạch, công nghệ, đất đai, cây trồng, vật nuôi, thị trường… qua các nền tảng số để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; hỗ trợ phát triển nông nghiệp thông minh; ứng dụng công nghệ để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giảm sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm; hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử kết nối, quảng bá, tiêu thụ nông sản trên các nền tảng số.
Nâng cao năng lực số nhằm hỗ trợ thanh, thiếu niên tỉnh Lào Cai nâng cao nhận thức, thái độ; trang bị kiến thức, kỹ năng phục vụ giao tiếp xã hội, học tập, nghiên cứu, giải trí, làm việc, khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng công nghệ… trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ; góp phần ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong tương lai của tỉnh, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Mục tiêu thực hiện Đề án Nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên Lào Cai giai đoạn 2022 – 2030 1. Thành lập và duy trì 20 đội hình thanh niên nòng cốt trong tuyên truyền, tập huấn kiến thức về chuyển đổi số; 100% Tổ công nghệ số cộng đồng các cấp lấy lực lượng cán bộ, đoàn viên, thanh niên làm nòng cốt. 2. Hằng năm, 100% Đoàn cấp huyện tổ chức ít nhất 02 hoạt động nâng cao năng lực số và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại; tập huấn kiến thức về chuyển đổi số, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại cho 100% thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng và cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên. 3. Hằng năm, hỗ trợ, hướng dẫn ít nhất 10% ĐVTN có sản phẩm đặc trưng của tỉnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử. 4. Đến năm 2023, Tỉnh đoàn và 100% các huyện, thị, thành đoàn và Đoàn trực thuộc sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ điều hành, tác nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đánh giá chất lượng đoàn viên. 5. Đến năm 2030, trên 70% thanh thiếu nhi được tiếp cận các các hoạt động nâng cao năng lực dố do tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp triển khai thực hiện. 6. Tối thiểu 60% thanh niên sử dụng dịch vụ công trực tuyến, 80% thanh niên sử dụng tài khoản thanh toán điện tử. |