Theo đó, Cảng Hàng không Sa Pa là cảng hàng không nội địa, cấp sân bay 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế – ICAO), công suất 3 triệu hành khách/năm, loại máy bay khai thác là máy bay code C hoặc tương đương, tổng số 9 vị trí đỗ máy bay.
Phối cảnh Cảng Hàng không Sa Pa (Lào Cai). |
Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng Hàng không Sa Pa (Lào Cai) giai đoạn đến năm 2030 đã nêu rõ quy hoạch khu bay (đường cất – hạ cánh, hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay); quy hoạch các công trình quản lý, điều hành bay (đài kiểm soát không lưu, hệ thống dẫn đường, hệ thống quan trắc khí tượng tự động), quy hoạch khu phục vụ mặt đất (nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, giao thông), quy hoạch các công trình phụ trợ (nhà điều hành, nhà làm việc của Cảng vụ hàng không, văn phòng các cơ quan nhà nước, văn phòng làm việc của các hãng hàng không, khu thương mại – dịch vụ, trạm xe ngoại trường và trạm khẩn nguy cứu hỏa, khu tập kết trang thiết bị mặt đất, khu cấp nhiên liệu, khu chế biến suất ăn, hệ thống cấp điện, cấp nước, khu dịch vụ bảo dưỡng máy bay, hệ thống thoát nước, trạm thu gom chất thải rắn, hệ thống tường rào bảo vệ).
Tổng nhu cầu sử dụng đất của Cảng Hàng không Sa Pa đến năm 2030, có dự trữ phát triển sau năm 2030 là 371 ha, trong đó diện tích đất khu hàng không dân dụng là 141,15 ha.
Bộ Giao thông vận tải giao Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai và các cơ quan liên quan tổ chức công bố quy hoạch; nghiên cứu, tiếp thu báo cáo thẩm định để quản lý và thực hiện quy hoạch theo quy định; cập nhật các nội dung quy hoạch chi tiết điều chỉnh vào quy hoạch của địa phương, bố trí và bảo vệ quỹ đất phù hợp nhu cầu phát triển của Cảng Hàng không Sa Pa theo quy hoạch được duyệt.