Quang cảnh hội nghị.
Tham gia hội nghị có các đồng chí lãnh đạo, chuyên gia Sở Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020-2025, bí thư, phó bí thư các chi, đảng bộ cơ sở và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Bảo Thắng.
Đại biểu dự hội nghị đã được lãnh đạo, chuyên gia Sở Thông tin và Truyền thông truyền đạt các nội dung gồm: Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới và Việt Nam; chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lào Cai và huyện Bảo Thắng – thực trạng, nhiệm vụ và giải pháp; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chuyển đổi số.
Theo đó, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Điển hình như Đề án số 08-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về phát triển CNTT-TT tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025 với 11 mục tiêu lớn, 19 chỉ tiêu cụ thể; Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 17/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,…
Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông trao đổi, giải đáp về chuyển đổi số.
Đối với huyện Bảo Thắng, các chuyên gia cũng đã đưa ra những nhận định, đánh giá về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi số như: Hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng yêu cầu (10/10 điểm); Triển khai sử dụng tốt phần mềm QLVB-ĐH ở các phòng, ban chuyên môn, UBND cấp xã của huyện; Đáp ứng yêu cầu về nhân lực CNTT (10/10 điểm); Ban hành và triển khai đầy đủ các chính sách của huyện về phát triển và ứng dụng CNTT (10/10 điểm). Tuy nhiên tỷ lệ hồ sơ DVC TT mức độ 3, 4 có phát sinh đạt thấp (1,15/4); tỷ lệ tiếp nhận, trả kết quả qua dịch vụ BCCI đạt thấp (2,6/6 điểm). Tỷ lệ đăng ký và sử dụng biên lai điện tử có 17 đơn vị đăng ký, hiện chỉ 02 xã thực hiện gồm Phong Niên và Bản Phiệt sử dụng,… Đồng thời đưa ra các giải pháp thực hiện cho giai đoạn 2022-2025 cũng như nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 trong chuyển đổi số như: Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU; khai thác có hiệu quả các ứng dụng dùng chung và chuyên ngành của tỉnh đã triển khai (Phần mềm quản lý hồ sơ; dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4; email; cổng thông tin điện tử; Báo cáo trực tuyến,…); Triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng trên toàn huyện cho toàn bộ các thôn, tổ dân phố. Tổ chức tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức viên chức, người dân. Hỗ trợ, đưa sản phẩm hàng hóa, sản phẩm OCOP, các sản vật đặc sắc của huyện lên các sàn thương mại điện tử. Triển khai thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt. Quyết tâm thực hiện chuyển đổi số cho địa phương cấp xã là xã Gia Phú làm điểm để thành công và nhân rộng ra địa toàn toàn huyện,…
Các đại biểu nêu khó khăn, kiến nghị về chuyển đổi số tại địa phương, đơn vị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi về một số khó khăn, vướng mắc thực hiện chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ cụ thể tại các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Việc tổ chức hội nghị chuyên đề về chuyển đổi số sẽ giúp cán bộ huyện Bảo Thắng nhận thức đầy đủ hơn, nắm rõ các nội dung, định hướng của Nhà nước, tỉnh, huyện về công tác chuyển đổi số. Từ đó, triển khai chương trình, kế hoạch chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị.
Hai đơn vị ký kết chương trình phối hợp trong lĩnh vực thông tin – truyền thông và chuyển đổi số.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị, UBND huyện Bảo Thắng và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai đã ký kết chương trình phối hợp trong lĩnh vực thông tin – truyền thông và chuyển đổi số, giai đoạn 2022-2025./.