Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo tỉnh Lào Cai cắt băng khánh thành Cụm thông tin đối ngoại tại Sa Pa năm 2018.
Qua 05 năm thực hiện Nghị định 72 của Chính phủ, Lào Cai đã triển khai đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Qua đó, công tác thông tin đối ngoại đã có nhiều đóng góp quan trọng giúp đẩy mạnh truyền thông quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế của tỉnh Lào Cai đối với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo tỉnh Lào Cai cắt băng khánh thành Cụm thông tin đối ngoại tại Sa Pa năm 2018.
Để tạo sự chuyển biến rõ nét, Lào Cai đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại. Những năm qua, tỉnh đã tổ chức tập huấn cho trên 1.500 lượt cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng có liên quan tham gia vào hoạt động thông tin đối ngoại. Xuất bản 02 cuốn tài liệu: “Một số văn bản về công tác thông tin đối ngoại và biên giới”; “Sổ tay công tác thông tin đối ngoại”, giúp cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao hiệu quả tham mưu về công tác thông tin đối ngoại. Đến nay, nhận thức của các sở, ngành, cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh về vị trí, vai trò của thông tin đối ngoại ngày càng được nâng cao, giúp cho hoạt động thông tin đối ngoại thực sự đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực.
Chủ động thông tin là sức mạnh của thông tin đối ngoại. Lào Cai luôn chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, đẩy mạnh thực hiện phát ngôn nhằm tăng cường “dòng chảy” thông tin từ các nguồn chính thống, có độ tin cậy cao về Lào Cai trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Chủ động tổ chức họp báo, phát hành thông cáo báo chí theo từng sự kiện cụ thể. Nhờ đó, các cơ quan báo chí luôn có được nguồn thông tin chính xác, kịp thời, phong phú để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nắm bắt, hưởng thụ thông tin của người dân.
Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai (http://doingoailaocai.vn)
Lào Cai đang tận dụng sức mạnh của truyền thông hiện đại tạo dấu ấn cho thông tin đối ngoại. Là tỉnh đầu tiên của cả nước xây dựng Cổng thông tin đối ngoại (http://doingoailaocai.vn) nhằm “kết nối Lào Cai với thế giới”. Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai có 3 ngôn ngữ thể hiện là tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc; cho phép đăng tải các Video – truyền hình; dễ dàng chia sẻ thông tin qua Facebook, zalo, Youtube…; dễ dàng truy cập trên các thiết bị thông minh cầm tay. Hiện nay, tỉnh có hệ thống các Cổng: Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai (; Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai và 88 cổng thành viên; Cổng thông tin điện tử du lịch Lào Cai ( Báo Lào Cai điện tử (www.baolaocai.vn); Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh có ( Lào Cai cũng quản trị và vận hành hiệu quả 03 Cụm thông tin đối ngoại tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai; cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành và Cụm đối ngoại tại thị xã Sa Pa. Đến nay đã đăng, phát gần 1.000 bức ảnh, banner, video clip giới thiệu, quảng bá về Lào Cai, mang lại hiệu quả và là điểm nhấn nổi bật trong công tác thông tin truyền thông, thông tin đối ngoại tại khu vực cửa khẩu, biên giới. Hình thức, phương thức thông tin đối ngoại được Lào Cai sử dụng ngày càng phong phú; nội dung, chất lượng thông tin đối ngoại từng bước được nâng lên, đưa hình ảnh Lào Cai đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, Lào Cai đã đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan báo chí Trung ương để quảng bá hình ảnh Lào Cai ra thế giới. Hợp tác sản xuất và phát sóng các phóng sự: Lào Cai – Điểm đến thành công”; Series phim “Khám phá Lào Cai”; Phóng sự tài liệu “Khát vọng Lào Cai”; chương trình “Khát vọng phát triển”. Năm 2021, Lào Cai phê duyệt “Chiến lược quảng bá thương hiệu Sa Pa – Fansipan” nhằm định vị cho thương hiệu du lịch Lào Cai. Thông qua truyền thông và Internet, một thị xã Sa Pa bé nhỏ, nằm ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, quanh năm bồng bềnh trong mây được du khách trong nước và quốc tế biết đến nhiều hơn. Tạp chí nổi tiếng thế giới National Geographic đã xếp thị xã Sa Pa (Lào Cai) vào danh sách các điểm đến hàng đầu trên thế giới với sự hấp dẫn về văn hóa, truyền thống, đa sắc màu dân tộc. Sa Pa còn lọt Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Sa Pa được tạp chí Trip Advisor bình chọn vào top 10 địa điểm du lịch hấp dẫn châu Á. Trang The Richest đã xếp Lào Cai của Việt Nam là một trong 10 điểm đến đẹp nhất thế giới. Sức lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống của Lào Cai ra thế giới có sự đóng góp quan trọng của công tác thông tin đối ngoại.
Lào Cai luôn quan tâm, động viên, ghi nhận kịp thời những đóng góp của các cơ quan báo chí và đội ngũ phóng viên, nhà báo cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của địa phương. Phong trào thi đua “Báo chí đồng hành xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của khu vực Tây Bắc” đã thu hút đông đảo phóng viên, nhà báo tham gia. 10 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua đã được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Trung bình mỗi năm, báo chí Trung ương đã đưa gần 3.000 tin, bài viết về Lào Cai. Các cơ quan báo chí địa phương, hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thành viên đã đăng tải gần 60.000 tin, bài trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,… đem đến cho độc giả góc nhìn toàn cảnh về sự ổn định, phát triển của tỉnh Lào Cai trong bức tranh phát triển chung của đất nước.
Sau 30 năm tái lập, gắn với công cuộc đổi mới của đất nước, tỉnh Lào Cai đã có bước phát triển vượt bậc, đặt nền móng vững chắc cho Lào Cai vươn lên tầm cao mới. Trong giai đoạn tới, tỉnh Lào Cai xác định mục tiêu phấn đấu xây dựng Lào Cai phát triển toàn diện trở thành trung tâm, cầu nối giao thương kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam – Trung Quốc; đến năm 2025, Lào Cai tiếp tục là tỉnh phát triển của vùng Trung du, miền núi phía Bắc; năm 2030, Lào Cai trở thành tỉnh khá của cả nước; năm 2045 là tỉnh phát triển của cả nước.
Với tinh thần chủ động, sáng tạo, Lào Cai đã thực hiện hiệu quả công tác thông tin đối ngoại tại địa phương. Thông tin đối ngoại đã và đang kết hợp hài hòa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và ngoại giao nhân dân nhằm phát huy mọi nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội, góp phần cho bảo đảm quốc phòng – an ninh và giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia./.