Với mục tiêu hiện thực hóa quan điểm “di sản văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển”; đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong đời sống văn hóa – xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời góp phần nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.
Giới thiệu trang phục dân tộc đến bạn bè, du khách tại Lễ hội Tây Bắc
Theo đó, Kế hoạch đã đề ra những nhiệm vụ trong tâm: khôi phục, bảo tồn trang phục của 5 dân tộc có nguy cơ mai một cao, gồm: La Chí, Mông trắng, Phù Lá, Bố Y, Nùng; tổ chức mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu, trang trí hoa văn, ghép vải của 13 dân tộc, 25 nhóm ngành; xây dựng 05 mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang trục và tổ chức gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của 5 dân tộc: Dao, Mông, Nùng, Phù Lá, Hà Nhì; xây dựng 05 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề làm Trang phục người Bố Y, La Chí, Hà Nhì, Mông Xanh, Dao Tuyển; xây dựng 02 mô hình bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu, may thêu trang phục phục vụ phát triển du lịch dân tộc Mông, La Chí; tổ chức tuyên truyền, vận động, khuyến khích mỗi học sinh dân tộc thiểu số có từ 1 – 2 bộ trang phục truyền thống, mặc ít nhất từ 1-2 lần trong một tuần, nhằm giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy nét đẹp trang phục. Đồng thời, nghiên cứu ban hành quy định đối với các cán bộ, công chức, đại biểu là người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình khi tham gia các ngày lễ lớn của tỉnh, của cộng đồng.
Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh khẳng định quyết tâm giữ gìn và lan tỏa nét đẹp văn hóa giản dị, gần gũi trong cuộc sống, sinh hoạt; đồng thời thúc đẩy bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống giúp bà con tăng thu nhập, phát triển kinh tế.