Cùng với các lực lượng chức năng, bao đời nay, người dân địa phương tham gia bảo vệ rừng của quê hương. Một trong những hoạt động tín ngưỡng được người dân thực hiện hằng năm đó là tổ chức lễ cúng rừng cầu mưa thuận, gió hòa, may mắn và bình an. Ngày 7/6 (tức ngày 9/5 âm lịch), người dân thôn Cốc Sâm tổ chức lễ cúng rừng. Đây cũng là dịp tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ những cánh rừng xanh.
Chọn ngày lành, tháng tốt, những “người con của núi rừng” dâng lễ vật lên thần núi, thần rừng. |
|
Đồ lễ được chuẩn bị tại rừng.
|
|
Cũng theo tín ngưỡng dân gian, tiền giấy được gửi đến các vị thần linh phải được gấp thành các đồ vật mô phỏng như thỏi vàng, nén bạc, chiếc thuyền (với hình tượng chiếc thuyền gửi gắm ý nghĩa là phương tiện chở thần linh đến nơi cực lạc và chở an lành, may mắn đến cho bà con). |
Trong những bài khấn và trong tâm niệm mỗi người dân là tấm lòng thành kính ước mong giữ rừng, giữ cuộc sống bình yên bên đại ngàn. |
|
Miếu thờ thần rừng được người dân lập bên “cụ nghiến” 1.000 năm tuổi số 1 theo bảng đánh số cây nghiến do lực lượng kiểm lâm quản lý. |
Sau nghi lễ thiêng tại miếu thờ thần rừng, tổ bảo vệ rừng của thôn cùng lực lượng kiểm lâm đi tuần tra, bảo vệ rừng. |
|
Cán bộ Trạm Kiểm lâm Cốc Ly tuyên truyền đến người dân lợi ích từ rừng và trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ rừng. |
|
Được giữ gìn, nên cả nghìn năm nay, những quần thể rừng tự nhiên ở Cốc Ly vẫn luôn xanh tốt, phát triển. |