Quả vậy, đường dốc Trung Đô dài mười bốn cây số cheo leo, quanh co, gấp khúc liên tục và gần như quanh năm tắm sương mù. Còn rượu Bắc Hà thì bày ở khắp chợ. Rượu ở đây nầu thuần một loại ngô địa phương. Ngô được gieo trồng trên núi đá. Sau 4 tháng 15 ngày sẽ cho bắp có hạt nhỏ, chắc, màu vàng. Tuy năng suất không cao, nhưng bù lại, hạt mềm, bùi, giàu dinh dương, Khi bung ủ kỹ với me được chế từ hát cây hồng my, một loại biệt dược không phổ biến của người H’mông, rồi chưng cất lên, sẽ thành rượu lừng danh riêng có, không thể lẫn với một loại rượu nào, chỉ cần mở nút chai, nút can là biết ngay rượu Bắc Hà, nếu rây vào quần áo, hương rượu còn thơm mãi.
Đến chợ Bắc Hà, du khách sẽ lạc vào “chợ rượu”, thứ rượu trong vắt sủi tăm thay cho lời quảng cao, dù mua hay không người bán vẫn rút nút chai rót rượu ra và đặt vào tay bạn. Dẫu sành hay không, bạn vẫn phải đưa lên miệng. Khi giọt rượu đầu tiên chạm môi, thì cảm giác nóng bừng lan toả khắp cơ thê khiến ta nhận thấy những giọt rượu chắt từ đã này cũng nồng nhiệt chẳng kém gì người làm ra nó. Rượu Bắc Hà có hương vị riêng biệt, nồng độ trên 40, uống bốc, say lâu mà vẫn có cảm giác sảng khoái.
Rượu Bắc Hà nhiều nơi trong vùng chưng cất được, song ngon nhất vẫn là rượu Bản Phố, một làn nép dưới chân núi Cô Tiên, cách thị trấn Bắc Hà chừng 4 cây số, canh tác chủ yếu là ngô. Từ cây ngô nghề nấu rượu và chăn nuôi cũng phát triển. Ở đây nhà nào cũng cất rượu. Họ có sắn ngô, làm được men, có vùng khí hậu thích hợp và đặc biệt là nguồn nước có một không hai.
Cùng với hoa thơm, quả ngọt, rượu Bắc Hà đã theo chându khách đi khắp mọi miền của đất nước. Ai đã say một lần hẳn nhớ mãi không quên.